Wednesday, May 28, 2014

duyhungbn.tk- put sanctions on China for invading Vietnam territory with the deployment of oil rig Haiyang 981.

WE PETITION THE OBAMA ADMINISTRATION TO:

put sanctions on China for invading Vietnam territory with the deployment of oil rig Haiyang 981.



The relation between the United States and Vietnam in on the path of goodness within partnership and peace. We, the Vietnamese around the world calls upon the White House to look up firm sanctions against China for blatantly disregarding the current international recognized laws and territorial boundaries with the recent deployment of the massive and ecologically damaging oil rig Haiyang 981 into Vietnam's water.
Words and condemnation will not be enough. We need the White House to look into methods of economic sanctions against China, as this will be the only way for it to be effective.
link: https://petitions.whitehouse.gov/petition/put-sanctions-china-invading-vietnam-territory-deployment-oil-rig-haiyang-981/p2b7Rnnv

wr: duyhungbn.tk

Sunday, May 18, 2014

duyhungbn.tk-Tâm thư của sinh viên Việt Nam gửi Chính phủ Trung Quốc
Ảnh chụp từ Atlas thế giới - Brussels 1827, Quyển 2.
Ngày 15.5, cộng đồng sinh viên Việt Nam đang học tập, làm việc và sinh sống tại Thái Lan gửi bức tâm thư tới Chính phủ Trung Quốc, Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan về việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép ở vùng biển Việt Nam.
    Bức thư viết:

    "Chúng tôi là những người Việt đang học tập, làm việc, và sinh sống tại Thái lan. Chúng tôi gửi bức thư này đề nghị quý vị giải quyết những vấn đề như sau:

    Quý vị đều biết bộ bản đồ Atlas do nhà nhà địa lý học người Bỉ Philippe Vandermaelen (1795-1869) vẽ năm 1827 là bộ bản đồ được công nhận và sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Trong 111 tấm bản đồ các nước Châu Á, Empire d'An-nam (Đế chế An Nam – tên gọi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lúc đó) được giới thiệu thông qua 4 tấm. Trong đó, tấm 106 đề Partie de la Cochinchine vẽ đường bờ biển miền Trung Việt Nam từ vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 16.

    Phía ngoài khơi, Paracels (Hoàng Sa) được vẽ chi tiết và chuẩn xác trong khoảng vĩ độ từ 16 đến 17 và kinh độ từ 109 đến 111. Trong khi đó, tấm bản đồ số 98 đề Partie de la Chine (tên gọi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lúc đó) vẽ khu vực Quảng Đông và đảo Hải Nam, cho thấy rõ biên giới cực nam của Trung Quốc khi đó chỉ đến đúng cực nam của đảo Hải Nam, chưa chạm đến vĩ độ 18.

    Những phản ánh này của bộ Atlas thế giới do Philippe Vandermaelen vẽ cũng thống nhất với các tấm bản đồ phương Tây cùng thời, cũng như với các bản đồ của chính Trung Quốc từ thập kỷ đầu thế kỷ 20 trở về trước.

    Những tư liệu về bản đồ và rất nhiều các bằng chứng khác đều cho thấy một sự thật hiển nhiên là, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và chưa bao giờ thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

    Trong những ngày này, người dân Việt Nam trong và ngoài nước hết sức bất bình và phẫn nộ về những diễn biến căng thẳng do việc ngày 2.5.2014, Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) vào hoạt động tại vị trí có tọa độ 15º29’58” vĩ Bắc, 111º12’06’’ kinh Đông, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.

    Nhiều tàu thuyền Trung Quốc hộ tống giàn khoan, trong đó có cả các tàu quân sự, đã liên tục tấn công các tàu Việt Nam trong khu vực này, gây thiệt hại nặng nề về tài sản và đe dọa tính mạng của con người.

    Việc làm này đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đi ngược với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC), được ký giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc.

    Việc làm này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự tin cậy chính trị giữa hai nước, gây căng thẳng và đe dọa ổn định tình hình trên biển Đông và khu vực Đông Nam Á (ASEAN) cũng như quốc tế, mà còn tác động tiêu cực đến tình cảm hữu nghị lâu đời giữa nhân dân hai nước.
    Chúng tôi cực lực phản đối hành động nêu trên và yêu cầu chính quyền Trung Quốc dừng ngay các hoạt động khiêu khích, rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Công nhận nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nước duy nhất có chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Chúc quý vị mạnh khỏe".

    Nguồn: laodong.com.vn
    duyhungbn.tk- Trung Quốc và quyết định tiến hành chiến tranh với Việt Nam 1979
    Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã tham gia hai chiến dịch quân sự lớn - một ở Triều Tiên chống lại Hoa Kỳ từ tháng 10 năm 1950 đến tháng 7 năm 1953, và hai là chiến tranh với Việt Nam năm 1979. Không may là ở Trung Quốc, cuộc chiến tranh với Việt Nam đã bị lịch sử lãng quên. Sự kiện này hiếm khi được thảo luận trên phương tiện truyền thông và các học giả ở Trung Quốc bị cấm nghiên cứu vấn đề này. Đến giữa những năm 1970, Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn là những đồng minh thân cận trong Chiến tranh Lạnh. Vậy tại sao vào cuối năm 1978 Trung Quốc lại quyết định tiến hành chiến tranh với Việt Nam?
    Ngày 11 tháng 2 năm 1979, Bộ Chính trị ĐCSTQ đã tập hợp trong một phiên họp mở rộng. Đặng Tiển Bình đã giải thích bản chất và mục tiêu của cuộc tấn công Việt Nam. Sau đó, các chỉ huy quân sự địa phương tại Quảng Tây và Vân Nam đã nhận được lệnh phát động các cuộc tấn công vào Việt Nam.

    Ngày 14 tháng 2, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đã gửi một thông tư cho đảng bộ các tỉnh, quân khu, Các Tổng cục Giải phóng Quân Trung Quốc, các Bộ của chính phủ, giải thích quyết định phát động cuộc phản kích tự vệ. Mục đích của thông tư là để các tổ chức đảng nắm bắt về cuộc chiến sắp xảy ra và yêu cầu họ thông báo cho các đảng viên ở cấp tỉnh và cấp trung đoàn quân sự. Để ngăn chặn bất kỳ ý kiến phản đối và nghi ngại nào, thông tư nhấn mạnh rằng chiến tranh sẽ được giới hạn về không gian, thời gian và quy mô.

     
    Đặng Tiểu Bình sử dụng chiến tranh Trung-Việt để củng cố địa vị...

    Dẫn lại bài học tranh chấp biên giới Trung-Ấn năm 1962 và các cuộc xung đột biên giới Trung-Xô năm 1969, thông tư nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ không có lấy một tấc lãnh thổ Việt Nam và sẽ không cho phép Việt Nam chiếm lấy một tấc đất Trung Quốc. Văn kiện kết luận với ghi nhận rằng hành động quân sự sẽ thúc đẩy hòa bình và ổn định dọc theo biên giới và sẽ tạo điều kiện cho chương trình "Bốn hiện đại hóa" của Trung Quốc.

    Ngày 17 tháng 2 là ngày mà các nhà quan sát của bên thứ ba đã lường trước từ lâu. Trước đó họ đã nghi ngờ rằng thời gian của cuộc tấn công sẽ liên quan chặt chẽ đến yếu tố thời tiết. Trung Quốc sẽ không muốn tiến hành hoạt động quân sự trong mùa mưa thường bắt đầu vào tháng Tư, hoặc tấn công quá sớm khi các lực lượng vũ trang của Liên Xô vẫn có thể vượt qua các con sông đóng băng dọc theo biên giới Trung-Xô. Đặng và các lãnh đạo khác của Trung Quốc đã cân nhắc tất cả các phương án cũng như những hậu quả có thể xảy ra một khi quân đội của họ đã vượt qua biên giới Việt Nam, bao gồm nguy cơ một cuộc đối đầu với Liên Xô. Họ tin tưởng rằng giới hạn phạm vi và thời gian của cuộc chiến mà họ mô tả là "cuộc phản kích tự vệ" sẽ ngăn chặn các phản ứng tiêu cực trong và ngoài nước. Tuy nhiên, dường như không ai lường được rằng cuộc chiến năm 1979 sẽ mở màn cho chuỗi giao tranh quân sự liên miên tại biên giới Trung-Việt trong gần một thập kỷ sau đó.

    Theo các học giả Trung Quốc, quyết định tiến hành chiến tranh chống lại Việt Nam của Trung Quốc chịu ảnh hưởng từ phản ứng thái quá của các nhà lãnh đạo nước này với mối đe dọa từ quân đội Liên Xô, từ đó khiến họ theo đuổi hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ chống lại Liên Xô. Do chính sách này tập trung vào đối đầu, nên cách tiếp cận của Bắc Kinh đối với khu vực đã trở nên cứng nhắc và mang tính quân phiệt. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tin rằng một cuộc tấn công trừng phạt đối với Việt Nam sẽ là đòn giáng vào chiến lược mở rộng toàn cầu của Liên Xô. Tuy nhiên, những nghiên cứu này không giải thích đầy đủ lý do tại sao các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phóng đại mối đe doạ Liên Xô hoặc lý do tại sao Đặng mong muốn thông báo cho chính quyền Carter về quyết định tấn công Việt Nam, một hành động thông thường chỉ xảy ra giữa hai nước đồng minh thân cận. Mặc dù yếu tố Liên Xô ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của Trung Quốc nhưng những yếu tố khác bao gồm chính trị trong nước cũng đóng một phần vai trò.

    Chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam được định hình từ nhiều tính toán khác nhau, từ truyền thống lịch sử đến hệ tư tưởng cách mạng và an ninh quốc gia. Nhận thức của các lãnh đạo Trung Quốc về ưu thế vượt trội đã chi phối nhận thức của họ về mối quan hệ Trung Quốc với Việt Nam. Mặc dù các quan chức tại Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố rằng Việt Nam cần được đối xử "bình đẳng", Nhưng họ lại tự cho rằng "Trung Quốc đã đạt đến một vị thế mà từ đó họ có quyền đặt ra những giá trị và quy tắc hành vi có thể chế ngự các mối quan hệ của họ với các nước láng giềng". Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã không bao giờ áp đặt các điều kiện chính trị và kinh tế vào viện trợ quân sự cho Hà Nội trong hai thập kỷ trước đó, nhưng Bắc Kinh đã yêu cầu Hà Nội phải thừa nhận vai trò lãnh đạo củaTrung Quốc trong công cuộc hỗ trợ các phong trào giải phóng dân tộc.

    "Hành vi sai trái" của Việt Nam đối với Trung Quốc, đặc biệt là liên minh với Liên Xô như là một sự sỉ nhục đối với người Trung Quốc, và họ muốn trừng phạt đồng minh một thời bội bạc của mình. Tâm lý này đã đóng một vai trò đáng kể khi tạo ra tinh thần đồng tâm nhất trí rộng rãi giữa các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Trung Quốc ủng hộ Đặng, nhân vật then chốt thúc đẩy hành động quân sự chống lại Việt Nam.

    Xét về đề tài chủ quyền lãnh thổ, vốn dễ gây kích động với người Trung Quốc, quan điểm của giới quân sự có vẻ chính là yếu tố chủ chốt khơi mào cho những quyết định tiến hành chiến tranh thực tế. Cuộc họp tháng 9 năm 1978 của Bộ Tổng tham mưu, vốn đưa ra các khuyến nghị làm thế nào để khắc phục các mối quan hệ ngày càng xấu đi với Việt Nam, chính là điểm khởi đầu của hoạt động quân sự lớn. Đặng đã sử dụng các khuyến nghị này cho các mục tiêu chiến lược cả trong và chiến lược.

    Những yếu tố lịch sử văn hóa cùng với tình cảm quốc gia đã thúc đẩy các lãnh đạo Trung Quốc phát động một cuộc chiến tranh để "dạy cho Việt Nam một bài học". Tuy nhiên, chương trình nghị sự về kinh tế mới của Bắc Kinh và các mối đe dọa đang tồn tại của Liên Xô, cộng với mùa mưa sắp tới tại Việt Nam đã khiến Bộ Chính trị ĐCSTQ muốn giới hạn chỉ trong một chiến dịch nhanh và hạn chế. Cuộc chiến tranh đã được lên kế hoạch để không có rủi ro đáng kể đối với Hà Nội và chỉ làm xói mòn ý chí chiếm đóng Campuchia của Việt Nam. Khmer Đỏ đã hy vọng rằng quân đội Trung Quốc có thể tấn công sâu vào lãnh thổ Việt Nam nhưng điều đó đã không thực sự xảy ra.

    Tuy nhiên, cuộc tấn công "mang tính biểu trưng" của Trung Quốc đã giúp Khmer Đỏ thoát khỏi nguy cơ bị hủy diệt toàn bộ và cho phép họ duy trì khả năng kháng cự trước các lực lượng quân tình nguyện Việt Nam. Bản chất trừng phạt của cuộc chiến tranh là một mục tiêu thực sự hay nó chỉ là một luận điệu hoa mỹ và phản ánh sự giận dữ của Bắc Kinh đối với Hà Nội và hành động xâm lược Campuchia? Nếu dạy một bài học là mục đích chính của Trung Quốc, quân đội Trung Quốc lẽ ra phải đánh quyết liệt để đạt được những kết quả quân sự ý nghĩa. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn với các nhà báo Nhật Bản trong giai đoạn cuộc chiến, Đặng khẳng định rằng ông không "cần thành tích quân sự". Sau đó, ông ta giải thích: "Quyết định dạy Việt Nam một bài học không dựa trên việc xem xét tình hình đang xảy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam hoặc ở Đông Dương, mà dựa trên nền tảng suy xét vấn đề từ góc độ Châu Á và Thái Bình Dương và nói cách khác, từ tầm cao chiến lược toàn cầu". Cuối cùng, tính toán của ông chủ yếu ưu tiên hai điểm: cải thiện môi trường an ninh bên ngoài của Trung Quốc và cải cách, mở cửa kinh tế Trung Quốc.

    Trong cuối những năm 1970, tư duy chiến lược của các lãnh đạo Trung Quốc vẫn phản ánh quan điểm của Mao, xem Liên Xô là mối nguy hiểm lớn nhất đối với hòa bình thế giới và đối với Trung Quốc. Mối quan hệ quân sự mới giữa Liên Xô và Việt Nam, việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia và thái độ thù địch tăng cao của Việt Nam đối với Trung Quốc đã thổi bùng lên mối quan ngại từ phía Bắc Kinh về nguy cơ đe dọa ngày càng lớn của Liên Xô đối với Trung Quốc. Mặc dù Đặng từ bỏ chính sách đối nội cấp tiến của Mao, ông vẫn trung thành triệt để với chiến lược "hoành tuyến" của vị cố lãnh đạo Trung Quốc, hình thành một mặt trận chung với Hoa Kỳ chống lại Liên Xô. Công cuộc cải cách kinh tế định hướng thị trường của Trung Quốc khởi phát đã củng cố tầm quan trọng của nền chính trị quyền lực thực dụng trong tư duy chiến lược của Trung Quốc. Đặng đã đặt cược thành công của cải cách kinh tế vào công nghệ phương Tây và đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Mỹ. Quyết định của Đặng chấp nhận các điều khoản của Mỹ vào giữa tháng 12 năm 1978 là rất quan trọng để đạt được cả hai mục tiêu chiến lược bên trong và bên ngoài.

    Mặc dù tính toán thực dụng của Đặng Tiểu Bình về lợi ích quốc gia gần như không có hạn chế ý thức hệ, nhưng ông đã nuôi dưỡng hy vọng ngây thơ rằng vấn đề bán vũ khí cho Đài Loan sẽ tự được giải quyết khi Trung Quốc phát triển mối quan hệ có lợi hơn đối với Hoa Kỳ. Quyết định khởi động một cuộc chiến tranh trừng phạt đối với Việt Nam của Trung Quốc dự tính là nhằm thể hiện giá trị hữu dụng của Bắc Kinh trong việc chống lại chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô. Trung Quốc chấp thuận đề nghị của Hoa Kỳ thiết lập hai trạm giám sát ở miền tây Trung Quốc đã tạo ra một tài sản quý giá cho cả hai nước nhưng cũng là một món nợ cho chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc trong nhiều năm tới. Xét tất cả những yếu tố này, mục đích của quyết định sử dụng vũ lực để dạy cho Việt Nam một bài học của Trung Quốc là không quan trọng như nhiều người từng nghĩ. Chúng ta khó có thể đánh giá quyết định đi đến chiến tranh mà không xem xét cẩn thận về bối cảnh chính trị và định hướng cải cách kinh tế của Trung Quốc – những điều kiện năm 1979 đã cơ bản khác so với tình hình năm 1950. Dù căn nguyên của cuộc chiến có là gì đi nữa, phong cách lãnh đạo độc tài của Đặng cho phép ông ta chi phối quá trình ra quyết định của Bắc Kinh và do đó mức độ khôn ngoan trong quyết định tấn công Việt Nam của ông ta vẫn còn là điều gây tranh cãi.
    Vũ Tiến
    Nguồn: tamnhin.net

    Friday, May 16, 2014

    duyhungbn.tk- Những hình ảnh nóng bỏng gửi về từ Hoàng Sa 16/5/2014

     TTO - Ngày 16-5, PV Viễn Sự và Tấn Vũ đang trên tàu cảnh sát biển 4032 đã truyền về những hình ảnh nóng bỏng nhất trong những ngày qua tại khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981.



     Trung Quốc đổ lỗi cho tàu Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc nhưng không đưa ra được bằng chứng. Hình ảnh này đã nói lên điều ngược lại: Tàu hải giám Trung Quốc mang số hiệu 37102 đang tấn công truy đuổi tàu KN 767 của Việt Nam


     Ở khoảng cách gần hơn, có thể thấy rõ mức độ to lớn của giàn khoan này


     Trung Quốc bố trí hàng chục đội tàu hải giám và hải cảnh vây quanh giàn khoan thành nhiều lớp. Từ khoảng cách 7 - 8 hải lý cách giàn khoan, các tàu này sẵn sàng tấn công tàu Việt Nam


     Cận cảnh một tàu kéo trang bị vòi rồng của Trung Quốc đang đe dọa tàu kiểm ngư Việt Nam


     Tàu kiểm ngư Việt Nam với bandron ôn hòa nhưng kiên quyết bằng tiếng Trung Quốc: Đây là vùng biển của Việt Nam, yêu cầu các vị chấm dứt hành vi xâm phạm và ra khỏi Việt Nam


     Tàu kiểm ngư 767 là một trong những tàu kiểm ngư Việt nam bị Trung Quốc đâm và gây hư hỏng


     Các khẩu pháo trên tàu hải giám, hải cảnh của Trung Quốc luôn trong tư thế tháo bạt, sẵn sang nhả đạn


     Máy bay tiêm kích của Trung Quốc đang quần thảo, đe dọa các tàu Việt Nam trên bầu trời Hoàng Sa VIỄN SỰ- TẤN VŨ
    Nguồn: tuoitre.vn
    Duyhungbn.tk- Bản đồ thế giới năm 1827 khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc VN
    TTO - Chiều 13-5, Bộ Thông tin và truyền thông đã tổ chức lễ tiếp nhận và công bố bộ Atlas bản đồ thế giới của nhà địa lý học Philippe Vandermaelen (1795-1869) xuất bản năm 1827.

    Đáng chú ý, trong đó có tấm bản đồ Partie de la Cochinchine có giá trị quan trọng trong khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
    Philippe Vandermaelen là nhà địa lý học kiệt xuất, thành viên Hội địa lý Paris. Ông đã xuất bản bộ Atlas thế giới gồm 6 tập với 7 bản đồ chung của 5 châu lục, 381 bản đồ chi tiết, 40 trang bảng thống kê và nhiều thông tin về địa lý tự nhiên, chính trị, khoáng sản.
    Bộ Atlas này được hoàn chỉnh trên cơ sở những tấm bản đồ tốt nhất thế giới ở thời điểm đó, cùng những thông tin từ quan sát thiên văn hay những chuyến du hành ở nhiều nơi trên trái đất và được vẽ thống nhất theo tỉ lệ 1/1.641.836, kích thước 53,5x37cm, có thể ghép lại thành quả địa cầu đường kính 7,755m.
    Đây là một cột mốc lớn đánh dấu giai đoạn phát triển công nghệ vẽ và in bản đồ hiện đại ở đầu thế kỷ 19 và gần 200 năm nay, bộ Atlas này đã trở nên nổi tiếng, được khai thác sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.
    Bản đồ các nước châu Á gồm 11 tấm, nằm trong tập 2 của bộ Atlas này. Trong đó, Việt Nam được giới thiệu thông qua các tấm bản đồ số 97, 105, 106, 110. Partie de la Cochinchine là tờ bản đồ số 106, vẽ đường bờ biển miền Trung từ vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 16. Phía ngoài khơi, Paracels (Hoàng Sa) được vẽ khá chi tiết và chuẩn xác trong khoảng từ vĩ độ 16 đến 17 và kinh độ từ 109 đến 111.
    Quần đảo Paracels trong bản đồ có các đảo Pattles, DunCan ở phía tây; Tree và Lincoln, Rocher au desus de l’eau (Bãi đá ngầm) ở phía đông và đảo Triton ở phía tây nam, ngay dưới vĩ độ 16; Invertigateur ở sâu xuống phía nam khoảng vĩ độ 14,5. Bên cạnh khu vực được xác định là Paracels, bản đồ có một bản giới thiệu tóm tắt về Đế chế An Nam (Empire d’An-nam).
    Tiếp liền Partie de la Cochinchine ở phía trên là tấm số 98 mang tên Patie de la Chine trong khoảng vĩ độ 18-21 và kinh độ 106-114 vẽ khu vực Quảng Đông và đảo Hải Nam, cho biết biên giới cực nam của Trung Quốc chưa chạm đến vĩ độ 18.
    Tất cả các bản đồ của Trung Quốc từ thập kỷ đầu thế kỷ 20 trở về trước cũng hoàn toàn thống nhất với bản đồ phương Tây, không hề vẽ lãnh thổ cực nam của Trung Quốc vượt xuống dưới vĩ độ 18. Điều này không chỉ phản ánh tính khách quan, chuẩn xác của bộ Atlas mà còn góp phần làm tăng giá trị minh chứng chủ quyền của Việt Nam ở Paracels, đã được thể hiện trong Partie de la Cochinchine.
    Bắt đầu từ thế kỷ 16 đã có một số bản đồ phương Tây vẽ về khu vực Đông Ấn có đánh dấu địa danh Paracels (Hoàng Sa) ở giữa biển Đông và khu vực bờ biển phía Tây Paracels (bờ biển miền Trung Việt Nam) được đánh dấu là Costa de Paracels (bờ biển Hoàng Sa).
    Bước sang thế kỷ 17 và nhất là thế kỷ 18, nhiều bản đồ đã thể hiện rõ ràng hơn vị trí, đặc điểm địa lý và mối quan hệ, chủ quyền của Paracels với khu vực Đàng Trong. Tuy vậy, hầu hết bản đồ này vẫn xếp Paracels vào chung khu vực Đông Ấn.
    Phải đến đầu thế kỷ 19, khi vương triều Nguyễn được thành lập với sự khẳng định chủ quyền Việt Nam một cách đầy đủ, thật sự theo đúng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ được phương Tây thừa nhận và ca ngợi, bản đồ phương Tây mới chính thức xác nhận quần đảo Paracels nằm trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và thuộc về nước Việt Nam.
    Partie de la Cochinchine là bản đồ đầu tiên đã vẽ một cách tuyệt đối chính xác vị trí (kinh độ, vĩ độ), đặc điểm địa lý, tên gọi phương Tây của các đảo lớn nhất và quan trọng nhất trong quần đảo Hoàng Sa. Bản đồ đặt trong khu vực Cochinchines là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của Đế chế An Nam, minh chứng một cách rõ ràng và chuẩn xác chủ quyền của Việt Nam ở Paracels đã được quốc tế ghi nhận.
    Đây được coi là tài liệu vô giá, không chỉ giúp nâng cao giá trị khoa học chuẩn mực của công cuộc tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển đảo mà còn là một bằng chứng hùng hồn, đích thực, hiệu quả và có giá trị pháp lý quốc tế cao cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.
    Được biết, công cuộc sưu tầm bộ bản đồ này rất đặc biệt, bộ bản đồ được một nghiên cứu sinh Việt Nam tại Pháp, phát hiện tại hiệu sách cổ Sanderus, số 32 Nederkouter, thành phố Gent, nước Bỉ.
    Từ những thông tin ban đầu này, ông Ngô Chí Dũng, tổng giám đốc Công ty Dược phẩm ECO, đã tài trợ kinh phí cho việc khảo sát 5 bộ Atlas ở các thư viện quốc gia Pháp, Bỉ, thư viện địa lý hoàng gia Bỉ, thư viện Trường ĐH Y Paris; thảo luận và thống nhất đánh giá với các chuyên gia địa lý học, bản đồ học, sử học, luật học, thư viện học ở Paris, Bruxelles để có cơ sở xác định bộ Atlas này là bộ gốc xuất bản tại Bruxelles năm 1827.
    Sau khi khẳng định nguồn gốc, bộ Atlas này đã được mua và đưa về Việt Nam để làm đầy đặn thêm cơ sở lịch sử và pháp lý về chủ quyền Việt Nam ở Paracels.
    Việc tiếp nhận và công bố bộ bản đồ này là một trong những hoạt động thực hiện chỉ thị của Thủ tướng về “Tăng cường công tác sưu tầm, thẩm định, công bố, sử dụng các tài liệu, bản đồ, ấn phẩm liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam”.

    Đức tặng Trung Quốc bản đồ không có Hoàng Sa - Trường Sa

    TTO - Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng cho Chủ tịch Tập Cận Bình tấm bản đồ cổ Trung Quốc không có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của VN, nhân chuyến thăm châu Âu của lãnh đạo Trung Quốc trong tuần vừa qua. 


    Thủ tướng Đức và Chủ tịch Trung Quốc xem bản đồ Trung Quốc cổ thế kỷ 18 do Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville (Pháp) vẽ, tại Phủ Thủ tướng Đức ở Berlin tối 28.3


    Tấm bản đồ cổ
    MINH QUANG
    Nguồn: tuoitre.vn

    Friday, May 9, 2014

    duyhungbn.tk-Chùm ảnh mới nhất về hành động hung hăng của tàu Trung Quốc quanh giàn khoan HD-981
    "Tàu của Trung Quốc tấn công tàu Kiểm ngư Việt Nam"
    Chinese's ships attacked Vietnam's fishery control vessel,

    Tàu Hải giám 31101 của Trung Quốc tấn công tàu Kiểm ngư Việt Nam
    Tàu Hải giám 31101 của Trung Quốc tấn công tàu Kiểm ngư Việt Nam
    Như vậy, con số bị thương của riêng lực lượng kiểm ngư cho đến nay là 9 người.
    Được biết, ngoài việc đâm ủi các tàu kiểm ngư, cảnh sát biển của Việt Nam, các tàu Trung Quốc hộ tống - bảo vệ giàn khoan HD-981 còn tập trung dùng vòi rồng phun nước công suất lớn, làm hư hỏng thiết bị thông tin liên lạc, đèn pha chiếu sáng và vỡ kính buồng lái, phòng ở của thuyền viên trên tàu...
    Một số hình ảnh tại hiện trường:
    Pháo lớn trên tàu 44103 của Trung Quốc mở bạt, ở trạng thái sẵn sàng nhả đạn
    Pháo lớn trên tàu 44103 của Trung Quốc mở bạt, ở trạng thái sẵn sàng nhả đạn
    Pháo lớn trên tàu 44103 của Trung Quốc mở bạt, ở trạng thái sẵn sàng nhả đạn
    Rất nhiều tàu Trung Quốc hộ tống - bảo vệ giàn khoan HD-981 phía xa
    Pháo lớn trên tàu 44103 của Trung Quốc mở bạt, ở trạng thái sẵn sàng nhả đạn
    Pháo lớn trên tàu 44103 của Trung Quốc mở bạt, ở trạng thái sẵn sàng nhả đạn
    Tàu Trung Quốc hung hăng áp sát tàu Việt Nam
    duyhungbn.tk- Những hình ảnh khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
    Việc thể hiện đầy đủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên bản đồ Việt Nam trong mọi tài liệu, hình ảnh là ý thức trách nhiệm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.


    Ảnh tư liệu


     Bia chủ quyền biển đảo Hoàng Sa năm 1938


    Bia chủ quyền Việt Nam trên đảo Trường Sa năm 1960


    Cột mốc chủ quyền ở Trường Sa bây giờ.


    Toàn cảnh các cơ sở hành chính và kỹ thuật trên đảo Hoàng Sa năm 1938


    Sinh viên Việt kiều Pháp biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa - Việt Nam.


    Tiến quân giải phóng đảo Sơn Ca, ngày 25/4/1975.


    Binh lính người Việt và gia đình đào giếng lấy nước sinh hoạt tại quần đảo Trường Sa năm 1938.


    Chiến sỹ đặc công Hải quân kéo cờ trên đảo Song Tử Tây, hòn đảo đầu tiên trên quần đảo Trường Sa được giải phóng, ngày 14/4/1975.


    Những viên gạch dùng để xây dựng các công trình trên đảo đều được in hình Quốc huy khẳng định chủ quyền Việt Nam.




    Bì thư gửi có tem Đội Hoàng Sa. Điều này khẳng định rằng, từ những thế kỷ trước ông cha ta đã nỗ lực quản lý, nghiên cứu, khai thác, làm chủ hai quần đảo và vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.


    Bản đồ 55, Đại Nam Nhất thống toàn đồ (đời Minh Mạng 1820 -1841)


    Tờ công vụ của triều đình thời vua Thành Thái (1889) về huy động các tàu thuyền đi biển do tộc họ Lê ở huyện Bình Sơn gìn giữ suốt nhiều năm qua.


    Các chiến sĩ tuần tra canh giữ Trường Sa sau năm 1975.
    nguồn: laodong.com.vn

    Sunday, May 4, 2014

    duyhungbn.tk-Tốc độ mạng mới = FTTH Pub, cả nhà dùng chatchit tẹt nè. :))