Sunday, March 11, 2012

Gắn thêm nút +1 của Google vào website của bạn

Nếu xét về mặt bên ngoài, đây chỉ là nút chức năng đơn giản có thể nhúng vào bất kỳ vị trí nào trên website, nhưng thực chất, đây là 1 trong số những yếu tố quyết định ảnh hưởng tới kết quả tìm kiếm của website qua các Search Engine. Giả sử rằng, bạn đang quản lý 1 trang web hoặc blog cá nhân mới thành lập hoặc có lượng truy cập thấp, mọi việc sẽ thay đổi hoàn toàn một khi mỗi bài viết đăng tải được gán thêm chức năng +1, mỗi người đọc khi truy cập vào đây và cảm thấy nội dung hấp dẫn sẽ nhanh chóng chia sẻ cho nhiều khác. Và cứ như vậy, website của bạn sẽ thăng hạng nhanh chóng trên Google, tương ứng với đó là lượt truy cập cũng tăng.

“Nhúng” nút +1 vào website:

Thực chất, quá trình này hết sức đơn giản, bạn chỉ cần thêm 2 dòng code sau vào trang HTML hoặc theme. Đầu tiên là đoạn javascript sau vào trong thẻ <head>:
<script type="text/javascript" src="http://apis.google.com/js/plusone.js"></script>
Tiếp theo là vị trí bạn muốn đặt nút +1:
<g:plusone></g:plusone>

Đối với WordPress:

Tại thời điểm bài viết này, chưa có plug – in hỗ trợ chức năng +1 cho WordPress. Để thực hiện, các bạn hãy mở file header.php trong thư mục themes và chèn đoạn javascript trên vào trong thẻ <head>. Tiếp theo, mở file single.php hoặc index.php và chèn mã:
<g:plusone></g:plusone>
vào vị trí nút +1 sẽ hiển thị.

Một vài thông số tham khảo:

Khi thực hiện, chúng ta cần chú ý đến một vài thông số kỹ thuật như sau:
Kích thước: mặc định của nút +1 là standard với chiều cao 24 px, bên cạnh đó còn 1 số lựa chọn như small – 15 px, medium – 20 px và to nhất là tall – 60 px.
Chức năng Count: ở chế độ mặc định, tính năng này được thiết lập sẵn là True, nếu không muốn hiển thị bộ đếm trên +1 thì các bạn chỉ cần chuyển về False.
URL (href): với lựa chọn này, nút +1 sẽ tự động “bắt” đường dẫn hiện tại của trang. Nhưng nếu muốn thay đổi lại theo nhu cầu thì các bạn chỉ cần tự khai báo trong phần href="đặt đường dẫn tại đây".

Một số lưu ý khi "dùng" +1:

Thứ nhất, đây là nút chức năng mang tính Public, do vậy bạn không nên áp dụng với những website cá nhân, hoặc những phần Private riêng biệt trên đó. Và một khi đã thêm +1 vào trang web, Google sẽ có thể thu thập 1 hoặc nhiều lần nội dung cũng như tựa đề của trang dựa vào số lần nút +1 được sử dụng.
Trên 1 trang web người sử dụng có thể gán nhiều nút chức năng, nhưng sẽ tốt hơn nếu họ chỉ định đường dẫn cụ thể và chính xác bằng cách can thiệp vào code để Google “bắt” liên kết chuẩn hơn.
Hiện tại, +1 hỗ trợ tới hơn 40 ngôn ngữ phổ biến, mặc định là tiếng Anh. Nếu muốn sử dụng ngôn ngữ đặc biệt nào khác, hãy tham khảo trực tiếp tại đâyhttp://code.google.com/apis/+1button/.
Chúc các bạn thành công!
Theo quantrimang

7 sai lầm trong thiết kế website

 Chúng ta đều biết rằng mỗi doanh nghiệp đều cần có một website bắt mắt, song còn có nhiều doanh nghiệp vẫn đang mắc phải những lỗi cơ bản không đáng có. Mà đó lại không phải là điều mà doanh nghiệp nào cũng tránh được.
Eezra Silverton, Giám đốc công ty thiết kế web 9th Sphere tại Toronto nói: "Ngày nay, website của doanh nghiệp cũng chính là yếu tố tiếp thị quan trọng hàng đầu của họ," và cần phải đặc biệt lưu tâm đến nó trước cả một yếu tố vẫn đang thịnh hành nhưng cũng ngày càng trở nên lỗi thời, danh thiếp.
"Bạn (chỉ các nhà thiết kế web) chỉ có một cơ hội duy nhất để tạo ra ấn tượng đầu tiên," ông nói thêm. "Ngoài đời, ít người sẽ quay đi nếu họ có ấn tượng xấu chỉ sau vài giây nhưng trên một trang web, người ta sẵn sàng làm điều đó tức thì."
Dưới đây là chia sẻ của Ông Silverton và Doug Morneau, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Công ty tiếp thị Rhino ở Vancouver về 7 sai lầm chết người trong thiết kế web và cách họ tránh khỏi chúng.

Đặt thiết kế lên trước nội dung

Ông Silverton khẳng định rằng, một thiết kế tốt là một thiết kế không thể có bất kỳ thay đổi nào. Song việc tạo ra một mẫu thiết kế rồi sau đó mới cố nhét hết nội dung vào đó chính là một lỗ hổng nghiêm trọng. Ông nói "Lí do đầu tiên mà người ta tìm đến website của bạn chính là nội dung".
Nếu bạn coi giao diện quan trọng hơn nội dung thì bạn bắt buộc phải điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với thiết kế và như vậy là bạn đang biến nó thành một sản phẩm na ná với cái bạn thật sự muốn có.

Thiết kế không có chiến lược

"Đầu tiên là phải nắm được các mục tiêu của trang web mà bạn đang làm, rồi sau đó đạt được các mục tiêu này qua chính thiết kế của bạn" Ông Silverton nói thêm.
Ở đây chúng ta nhấn mạnh tới việc đầu tiên cần làm là lập chiến lược thiết kế, nhưng tôi không cho rằng sẽ mọi khách hàng đều cùng quan điểm với tôi. Họ luôn tìm đến chúng tôi và ngay lập tức nói về màu sắc và những bức ảnh mà họ muốn sử dụng cho website. Họ quá để tâm đến yếu tố hình ảnh mà lại quên đi chiến lược."
Mọi thứ cần phải được thiết kế từ sự hiểu biết cơ bản về công chúng của mình, ông Morneau nói."Bạn cần phải hiểu người dùng sẽ truy cập trang này vào thời gian và không gian nào", ông bổ sung thêm rằng mục tiêu của một trang web doanh nghiệp thường là tăng doanh số.
Ông gợi ý nên hình dung cách người dùng sẽ tương tác với nội dung của bạn trên site ra sao. Giả sử, nếu bạn đang buôn bán máy giặt, người dùng sẽ ghé trang của bạn vì 3 lý do chính: để tìm hiểu về sản phẩm, để tìm địa chỉ còn có mặt hàng họ cần và cuối cùng là để đặt hàng. "Chớ nên vội vã tung ra một trang web nếu bạn chưa biết chính xác người dùng sẽ sử dụng nó vào mục đích gì", ông nói.

Sáng tạo: thái quá hoặc chưa đủ

Ông Silverton cảnh báo về việc lạm dụng đồ họa và âm nhạc trong khi thiết kế giao diện website. "Mọi người dễ trở nên phấn khích và đặt quá nhiều thứ chuyển động được trên site của họ. Nếu đó là website về doanh nghiệp, ví dụ là kinh doanh ống nước chẳng bạn, thì có lẽ cũng không phù hợp," ông nói.
Ngược lại, các thiết kế kiểu "phá vỡ bố cục" của các doanh nghiệp mới có vẻ gây được ấn tượng, song nếu xem xét đến yếu tố khác như nhu cầu của người dùng đối với website hay những gì mà đối thủ cạnh tranh đang làm thì đó không phải là lựa chọn tốt nhất. "Nếu bạn đang thiết kế một trang web, hãy tạo ra một giao diện nhìn như bạn đã dành đủ thời gian cho nó, nếu không thì tốt hơn là bạn nên từ bỏ mà không có website nào." Morneau nói.
Ông Silverton đồng tình rằng các trang được xào xáo lại lẫn nhau một cách nhanh chóng mà không được chau chuốt cẩn thận sẽ tạo ra một ấn tượng rất xấu. "Bạn có thể lờ đi thực tế này – tôi không chỉ nói đến những người hoạt động trong lĩnh vực thiết kế website. Khách hàng cũng hoàn toàn có thể làm vậy."

"Giấu" thông tin liên hệ

Nghe có vẻ như đây là yếu tố cơ bản nhất cần có trên website nhưng nhiều doanh nghiệp lại "giấu" thông tin liên hệ của mình vào chỗ khó tìm nhất trên trang.
"Đây là lỗi cơ bản nhất song tôi rất ngạc nhiên khi biết là nó xảy ra thường xuyên tới mức nào" ông Silverton nói. "Tôi nghĩ, lỗi này xảy ra bởi các doanh nghiệp đang quá đề cao việc phô diễn những gì họ làm được mà bỏ sót mất những thứ cơ bản." Ông nhận thấy lỗi này phổ biến nhất trên các trang được tạo nên theo kiểu "làm mò". "Khi bạn làm việc với một đơn vị chuyên nghiệp, họ sẽ đặt ra cho bạn những câu hỏi xác đáng."
Đơn giản là chỉ cần đưa ra một mẫu liên hệ (contact form) thay vì chỉ là một địa chỉ email, số điện thoại và địa chỉ, khách hàng tiềm năng bỏ đi khi họ còn chẳng rõ liệu họ có bao giờ nhận được bất kỳ liên hệ nào từ bạn. Ông Morneau đề ra ý tưởng liệt kê cả 3 thông tin liên hệ nổi bật trên trang và để đó cho khách hàng tự quyết định cách họ muốn liên hệ với bạn.

Thông tin lỗi thời

"Điều đơn giản nhất phải làm là giữ cho website của bạn luôn thức thời," Morneau nói, song cũng phải nói thêm rằng nhiều doanh nghiệp không màng tới việc này. Một khi họ có website hoạt động, họ cho rằng nhiệm vụ của họ đã hết. "Việc này rất giống như bạn không tuân thủ lịch bảo dưỡng thường xuyên đối với chiếc xe của mình. Nó trở nên lỗi thời và không phù hợp. Thậm chí tệ hơn, có thể nó sẽ ngừng hoạt động."
"Chúng ta thường xuyên nhìn thấy các trang có một bản tin có tuổi thọ hơn 2 năm trên trang chủ," Ông Silverton nói. "Các tư liệu lỗi thời nói lên mức độ đáng tin, sự chuyên nghiệp cũng như cam kết phát triển của một công ty. Khi bạn tìm kiếm một doanh nghiệp để hợp tác làm ăn, những điều này sẽ được cân nhắc."
Ít nhất là mỗi 2 hoặc 3 tháng 1 lần, bạn cần phải cập nhật những thông tin mình có trên website để đảm bảo những tin nóng hổi nhất được đặt lên trước và ở chính giữa, Morneau khuyên.

Thiết kế cho chính mình mà không phải cho người dùng

Ông Silverton thường thấy các công ty thiết kế những trang web chỉ dựa vào những gì họ thích. "Đấy là cách tư duy sai lầm," ông nói: "Đáng ra họ nên tự hỏi là nhóm khách hàng mục tiêu có thích trang như thế không? Rõ ràng là thiết kế của chúng ta là để phục vụ cho cộng đồng, không phải cho bản thân mình."
 
Còn Ông Morneau lại nói: "Thường thì các công ty xây dựng website dựa vào quan điểm chủ quan của mình thay vì đứng về góc nhìn của người dùng".
Với lợi ích mà lưu lượng truy cập mang lại, các công ty nên liên tục cập nhật cho trang web của mình để mang lại cho khách hàng những nội dung mà họ muốn, ông nói thêm. Ông cũng gợi ý các doanh nghiệp nên dành thời gian theo dõi các thông số về lượng truy cập để xem trang nào trên website nên được nâng cấp.

Quên mất cấu trúc trang và các công cụ tìm kiếm

"Việc tổ chức trang không đạt sẽ phá hủy trải nghiệm của người dùng. Bất kể là website của bạn đẹp cỡ nào. Thà là có navigation ấn tượng cộng với nội dung và thiết kế đơn giản còn hơn là một cách phô trương nào khác." Silverton nói
Cấu trúc trang lật lại vấn đề về chiến lược: Mục tiêu của trang là gì? Một khi đã có câu trả lời, việc tổ chức trang sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Có thể bạn sẽ muốn tổ chức một trang dựa theo quy trình bán hàng, theo mức độ phổ biến của sản phẩm hoặc theo lợi nhuận. Ông Silverton: "Tất cả phụ thuộc vào mục tiêu của bạn".
Các chuyên gia cũng đồng tình rằng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cũng có vai trò nhất định. Nhưng điều mà chắc chắn bạn không mong đợi là một trang được xây dựng hoàn toàn chỉ phục vụ mục đích đó. "Công cụ tìm kiếm không mua hàng mà chính là con người," Ông Morneau nói. "Bạn cần phải có được những từ khóa mà người ta hay tìm kiếm song bạn không cần lặp lại thực tế rằng bạn là công ty thiết kế Vancouver mỗi khi có dịp. Điều đó làm phiền người dùng."
Ông Silverton đồng tình rằng SEO không thể chi phối thiết kế nhưng cũng nên cân nhắc việc kết hợp cả 2 yếu tố ngay từ những khâu lên ý tưởng của thiết kế. " Hầu hết các doanh nghiệp đều tin rằng SEO là bước kế tiếp sau khi phát triển trang web, tuy nhiên sau đó bạn sẽ phải lật lại và thay đổi rất nhiều thứ. Quy trình đó không hề hiệu quả!"
Nguồn: The Globe and Mail

Copywriter và Copywriting

"Mục đích chính của những văn bản marketing (marketing copy) này hay còn gọi là "ngôn ngữ quảng cáo" (promotional text) là để nhằm thuyết phục người nghe,..."Bạn có thể đã nghe nói đến nghề copywriter nhưng khi được hỏi làm copywriter là làm gì thì lại hết sức lúng túng để giải thích nó. Thậm chí ngay cả khi bạn rất thích nghề này vì bạn được nghe những người làm nghề này kể chuyện về công việc của họ, nhưng thực sự không mấy người tưởng tượng hết công việc của một copywriter.

Copywritting là gì?

Trước khi hiểu về copywriter, chúng ta nên tìm hiểu xem copywriting là gì. Đây là một công việc mà người ta dùng ngôn ngữ viết ra để thể hiện, quảng bá, giới thiệu về một người, một công ty, một ý tưởng hay một quan điểm. Nó có thể được thể hiện dưới dạng văn bản viết, hoặc các quảng cáo trên sóng phát thanh, truyền hình cũng như trên rất nhiều phương tiện truyền thông khác.

Mục đích chính của những "văn bản marketing" (marketing copy) này hay còn gọi là "ngôn ngữ quảng cáo" (promotional text) là để nhằm thuyết phục người nghe, hoặc người đọc, hành động - để mua một sản phẩm hoặc đăng ký một dịch vụ, hoặc đưa ra một quan điểm nào đó. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm một việc ngược lại là gây sự chú ý của người tiếp nhận và khiến họ không đồng tình và thể hiện thái độ của mình bằng một hành động hoặc niềm tin nào đó.

Copywriting có thể bao gồm bài viết, slogan (khẩu hiệu), tiêu đề, thư, tagline, lời hát quảng cáo, các nội dung trên mạng, các kịch bản phim quảng cáo truyền hình hoặc kịch bản quảng cáo trên đài phát thanh, thông cáo báo chí, bản tin, và rất nhiều tài liệu khác của doanh nghiệp nhằm để quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Các copywriter có thể đóng góp ý tưởng và ngôn từ của họ cho các ấn phẩm quảng cáo, như các cataloge, bản tin, phim quảng cáo, brochures, postcards, websiteemail, thư, và các hình thức quảng cáo khác.

Trên các website, copywriting thể hiện ở phương pháp viết và sử dụng từ ngữ có khả năng tăng thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm. Thường được hiểu là "content writing" - soạn nội dung. Người viết phải soạn nội dung một cách chiến lược để các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng tìm thấy trang web của mình.

Copywriter là ai?

Một copywriter có thể là người làm việc độc lập, tự làm cho chính mình, vì họ có những hợp đồng làm việc độc lập hoặc làm "tay ngang" cho nhiều khách hàng cùng một lúc. Họ cũng có thể làm việc như một nhân viên bình thường trong một tổ chức nào đó, thường là các công ty quảng cáo, các công ty PR, các phòng quảng cáo của những công ty lớn, các đài phát thành, truyền hình, báo hoặc tạp chí.
Một copywriter thường hoạt động như là một thành viên của một nhóm thực hiện quảng cáo. Thông thường, các phòng, các công ty quảng cáo, thường làm việc với copywriter thông qua một vị trí là giám đốc sáng tạo - Art Director. Người làm copywriter phải có trách nhiệm thực hiện phần ngôn ngữ bằng lời đối với các quảng cáo, và giám đốc sáng tạo sẽ biến nó thành hình ảnh hoặc âm thanh có khả năng kêu gọi được sự chú ý của người tiếp nhận. Cả hai vị trí này đều phải tỏ ra hết sức sáng tạo, hiệu quả, có sức thuyết phục.

Nghề copywriter cũng khá giống với nghề technical writer. Để phân biệt hai nghề này, có thể nói rằng người làm technical writer là người viết ra để thông tin tới người đọc hơn là để thuyết phục họ. Ví dụ, người làm copywriter phải viết một đoạn quảng cáo để bán được một chiếc xe, trong khi người làm technical writer là người viết hướng dẫn sử dụng chiếc xe đó.

Nghề copywriter đôi khi còn bị nhầm với nghề copyright bởi vì phát âm gần giống nhau. Tuy nhiên đây là hai lĩnh vực hoàn toàn khác biệt.

Trên thế giới có rất nhiều copywriter nổi tiếng như David Ogilvy, William Bernbach, Robert W. Bly, Gary Bencivenga, Dominik Bjegovic, Jay Abraham, Clayton Makepeace, Larry Owen, Patrick Pacacha, and Leo Burnett.

Hiện nay, nghề này đang rất phát triển, nhất là khi internet là một kho công cụ vô tận trợ giúp đắc lực cho những người làm nghề này.

Theo NLD

Những cách viết email marketing hiệu quả

Bạn có bao giờ nghĩ đến việc một ngày mình sẽ viết một bức thông điêp đến khách hàng của mình bằng con đường email chưa? Và bạn có nghĩ rằng nó dễ dàng không? Hẳn nhiên là không rồi! Không dễ dàng để viết bất cứ điều gì, và viết email marketing cũng không là ngoại lệ.
Dưới đây là 8 chiêu thức để bạn viết một thông điệp email để thu hút khách hàng của mình. Mời các bạn tham khảo nhé!

1. Chọn tiêu đề hợp lý

Gửi đi tiêu đề email không đúng sẽ phá hoại cả chiến dịch của bạn. Điều này rất đơn giản. Hãy tránh xa các tiêu đề gây nhầm lẫn hoặc bí hiểm và hãy thẳng thắn với người nhận email.
Chắc chắn bạn sẽ bị coi là thư rác khi gửi đi các bức thư điện tử với tiêu đề “Bạn có khoẻ không” hay “Xin chào”.
Một tiêu đề hiệu quả phải cho thấy lợi ích và mối liên quan trực tiếp với lời chào hàng của bạn, chẳng hạn như: “Hãy tiết kiệm 60% tiền mua đĩa CD”.

2. Trang bị một lưỡi câu hoàn hảo

Lưỡi câu của bạn phải nằm trong một hay hai câu đầu tiên và chúng là phần quan trọng nhất của bức thư điện tử. Nó phải rõ ràng, kích thích tâm lý hưởng lợi và hấp dẫn, bởi vì nếu nó không cuốn hút được người đọc thì bạn sẽ mất họ. 
Cần phải chắc chắn rằng nó hướng ngoại và tập trung vào việc “khách hàng sẽ được cái gì” chứ không phải tập trung vào “chúng tôi chào bán cái gì”.

3. Nói cho người đọc biết họ cần làm gì

Phần thân của email chỉ nên chứa hai hoặc ba đoạn. Độ dài lý tưởng của một bức thư điện tử là dưới 250 từ. Phần thân của thư phải bổ trợ cho lưỡi câu của bạn bằng cách đưa ra các lợi ích xác thực, do đó gần giống với lời kêu gọi hành động.
Hãy nói cho người đọc biết chính xác bạn muốn họ làm gì tiếp theo và đưa ra các đường dẫn siêu văn bản mà họ có thể kích vào đó để thực hiện công việc tiếp theo, chẳng hạn như “Hãy nhắp chuột vào đây để đăng ký.

4. Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và trực tiếp

Một thông điệp tốt thường sử dụng giọng văn tích cực, ngắn gọn, rõ ràng và đi thẳng vào vấn đề. Đây là điều cốt yếu vì một nửa số người nhận email thường chỉ đọc một vài câu đầu trước khi quyết định có nên đọc tiếp hay không. Nếu viết lách không phải điểm mạnh của bạn, hãy thuê một người có kinh nghiệm chuyên viết thư làm điều đó.

5. Tập trung vào lời chào hàng của bạn

Bức thư điện tử của bạn có một chủ đề và chỉ nên có một chủ đề mà thôi. Hãy cưỡng lại mong muốn đưa ra nhiều lời chào hàng một lúc vì điều đó có thể làm người đọc bối rối và làm loãng thông điệp của bạn.

6. Đừng để rơi quả bóng

Một số thông điệp tiếp thị thông qua email không tồn tại được lâu vì chúng thất bại trong việc truyền tất cả các thông tin khách hàng cần để tận dụng những ích lợi của lời chào hàng.
Bạn hãy chắc chắn rằng đã đưa ra đủ tất cả các dữ liệu quan trọng như giá thành, phương thức giao hàng và các thời hạn cuối cùng. Thật không hợp lý khi bạn hy vọng khách hàng vào trang chủ của bạn để lấy các thông tin họ cần để đánh giá bức thư chào hàng của bạn.

7. Nên kèm theo lời tái bút

Thư điện tử, cũng giống như một bức thư truyền thống, mặc dù không bắt buộc phải có lời tái bút, nhưng chính nó lại thu hút được sự quan tâm của người đọc.
Thông thường, người nhận đọc dòng tiêu đề, sau đó là lưỡi câu, đọc lướt các nội dung quan trọng và chuyển luôn đến phần tái bút. Do đó, trong phần tái bút, bạn nên nhắc lại lưỡi câu và tận dụng cơ hội này để làm nổi bật lời chào hàng của bạn.
Sau dòng tái bút, hãy luôn cho khách hàng một phương pháp để thoát khỏi danh sách của bạn. Đây thường là đường link cuối cùng trong email của bạn.

8. Làm cho bức thư dễ đọc

Việc gửi thư điện tử để chào hàng không thể thành công nếu bức thư đó quá dày đặc và lộn xộn. Vì vậy, hãy chỉ để khoảng ba đến bốn dòng trong một đoạn và khoảng cách giữa các dòng là gấp đôi.
Sử dụng các dấu gạch đầu đầu dòng, dấu sao hoặc tô màu để nhấn mạnh các nội dung quan trọng, nhưng nên tránh dùng toàn chữ hoa và quá nhiều câu cảm thán.
Hãy đặt sao cho văn bản của bạn chứa tối đa khoảng 67 chữ cái trong một dòng để nó sẽ được trình bày chính xác như vậy trong mọi chương trình đọc thư điện tử. Và bạn cũng nên tránh việc cắt địa chỉ link thành hai dòng vì điều đó có thể gây ra những vấn đề về kỹ thuật.
Đến đây, bạn hãy ngồi lại và đọc một lần nữa 8 chiêu thức trên. Nếu bạn thực hiện tốt nó, bạn sẽ dễ dàng cho khách hàng biết các lợi ích mà lời chào hàng của bạn mang lại và sẽ cải thiện doanh số rất hiệu quả.

Chúc các bạn thành công!
(Sưu tầm)

9 sai lầm khi gửi email đến đối tác

xoáy nước lớn hút mọi thứ vào đó. Một hình ảnh ẩn dụ về công việc hàng ngày của bạn với những bức thư điện tử của mình. Xoáy nước là những bộ lọc to lớn biến mọi bức thư thành .. "thư rác"

Vâng như ta đã biết thì những cuộc tấn công bằng "spam" mail bằng công nghệ cao đã nhiều lúc làm đau đầu người dùng và cả nhà cung cấp mail server. Điều đó làm trở ngại và làm hoạt động email bị hạn chế, nhưng trên thực tế email lại là phương thức giao tiếp lớn nhất chiếm nhiều thời gian nhất (hơn cả điện thoại di động) - Điều tra tại nhóm nhân viên văn phòng Mỹ.

1. Người dùng ngập trong email spam

Vì thế những email chỉ đơn giản như thế này...."Hi, how are you?" chúng ta nên tìm những phương án liên lạc khác hơn là email.

2. Để thuần hóa những bức thư

Hãy dùng font chữ cơ bản, chứ ko nên phức tạp bằng font chữ hay hình ảnh rắc rồi, điều đó chỉ làm những người nhận thư thấy stress hơn với nó.

3. Nội dung thư phải hướng đúng người đọc

Không nên nhắc sai tên hay quan hệ với người đọc thư, người nhận thư sẽ ngay lập tức đánh dấu với máy tính..: Đây là một bức thư spam.

4. Hạn chế gửi biểu tượng cảm xúc trong email làm việc và nghiêm túc

Và đặc biệt với những bức thư với người chưa quen biết. Xong cũng phải thừa nhận một biểu tượng cảm xúc sẽ xoa dịu cảm giác của một ai đó khi đang đọc dòng nội dung có tính hơi căng thẳng.

5. Chào hỏi trước đã

"Chào Vũ! Chúng tôi gửi Vũ một sản phẩm vô cùng siêu việt, bạn sẽ có những lợi ích to lớn từ sản phẩm này của chúng tôi. Bạn đang có một cuộc sống ít nóng bỏng, với sản phẩm này của chúng tôi bạn sẽ cháy hết mình - Burnin nóng bỏng hơn dành cho bạn"
Không ai có dạ dày đủ mạnh để tiêu hóa những bức thư dạng kiểu này, họ không những không cháy hết mình mà còn thấy bạn thật đáng ghét.

6. Bức thư nội dung linh tinh ví dụ như một đoạn nhật ký:

Hay đại để như là :"Tôi yêu cô ấy đã nhiều năm và cô ấy không đáp lại tình yêu của tôi, mà điều đó làm tôi vô cùng đau khổ. Khi tôi đau khổ tôi.....balabala..."

Nhưng dạng thư như thế này không nên gửi... Ồ tôi vừa nhận được một thức thư có đoạn video một con chó ôm một con rùa này.

7. Bức thư có tiêu đề không rõ nội dung

Bạn nhận được một bức thư chưa đọc có tiêu đề là "Hey" ngay lập tức bức thư sẽ bị xóa và confirm là thư rác để khỏi nhận lại từ nguồn mail gửi đến

8. Gửi một email đến hàng loạt địa chỉ

Với bộ máy mail server việc nhận ra một bức thư được gửi tới nhiều người khác nhau đó sẽ là điểm đánh giá bức thư của bạn là thư rác.

9. Không bao giờ một tin nhắn quan hệ kinh doanh trên facebook là nghiêm túc

Tại sao à? Vì đây là nơi hoạt động xã hội. Việc làm ăn mà thông qua nhưng trang như kiểu Facebook cũng giống như bạn lang thang ở các con phố đèn đỏ để tìm đối tác kinh doanh vậy...
(Sưu tầm)

Điều gì xảy ra khi bạn nhấn nút “unfriend”?

Bạn sẽ phản ứng ra sao khi ai đó “unfriend” (hủy kết bạn) với bạn trên Facebook? Vô cảm? Đau khổ? Buồn bã? Hay thất vọng? Jennifer Christine Harris, một người phụ nữ sống tại Des Moines (bang Iowa nước Mỹ) đã phản ứng bằng cách lén đến nhà người bạn cũ của cô – nơi Nikki Rasmussen và chồng cô là Jim đang say ngủ – trong đêm tối để phóng hỏa thiêu trụi ngôi nhà. Rõ ràng Jennifer có mong muốn người bạn cũ sẽ bị chết cháy trong đó. Lý do là gì? Theo điều tra của cảnh sát, hóa ra chỉ vì Nikki đã “unfriend” với Jennifer trên Facebook. Sau đó vài tháng, một người đàn ông say rượu ở Texas đã đánh vợ mình thừa sống thiếu chết chỉ vì cô ta không ấn “like” một bài viết trên Facebook của anh ta về cái chết của mẹ mình.
Hình ảnh mang tính chất minh họa
Trong xã hội hiện đại, đôi khi kết nối (một cách sâu sắc) của chúng ta đối với những người khác bị hạn chế. Chúng ta là một động vật có tính chất xã hội mạnh mẽ, sống và làm việc trong một đơn vị chặt chẽ với tối thiểu là 25 người. Tương tác xã hội giữa người với người là tối quan trọng, bởi thế, thiếu hoặc bị tước bỏ tương tác xã hội cũng là một hình thức trừng phạt (như đối với phạm nhân bị biệt giam). Trên thực tế, trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2006 của Đại học Duke chỉ ra rằng: khoảng 25% người Mỹ không có sự hỗ trợ xã hội đáng kể nào. Đây là điều kiện hết sức tiêu cực, bị tách ra khỏi cộng đồng cũng tương tự như cái chết, gây ra sự nguy hiểm liên quan đến quá trình tồn tại và phát triển của người đó. Minh chứng đáng buồn nhất của hiện tượng bị cô lập khỏi đời sống chính là việc thỉnh thoảng người ta lại phát hiện những xác chết lâu ngày của người cao tuổi tại các thành phố lớn.
Tuy rằng theo nhiều học giả, những mối quan hệ trực tuyến chỉ là bằng chứng cho thấy sự nghèo nàn các mối quan hệ trong đời sống thực, thì trong xã hội mà sự cô lập ngày càng tăng lên như hiện nay, nhiều khi mối quan hệ trực tuyến cũng đem lại cho chúng ta những cảm xúc y như trong cuộc sống thực. Ví dụ như tệ “bắt nạt trực tuyến” đã gây được sự chú ý cho MTV, MIT và cả tổng thống Hoa Kỳ, bởi những cuộc tấn công trên mạng có thể khiến những thiếu niên – người đang ở trong giai đoạn nhạy cảm nhất của sự hình thành bản chất xã hội – có phản ứng cực đoan, thậm chí là tự tử. Bạn có hiểu lý do tại sao bộ phim về Facebook lại được đặt tên là “The social network” (Mạng xã hội)? Bởi vì đối với nhiều cá nhân, trang web này thực sự là hình ảnh đại diện cho cuộc sống xã hội của họ.
Nhà nhân loại học Robin Dunbar đã đề xuất một con số xác định 150 là “giới hạn số người mà một cá nhân có thể thiết lập và duy trì mối quan hệ ổn định”. Trong cuộc sống vật chất, đôi khi chúng ta bắt buộc phải loại trừ bớt một số mối quan hệ không cần thiết hoặc lỏng lẻo để tập trung cho các ưu tiên khác. Những lý do chủ yếu để dẫn đến hành động “unfriend” một ai đó trên mạng xã hội nhiều khi có nguyên nhân lâu dài, nhiều khi lại rất cảm tính (ví dụ, khi một ai đó đăng lên tường (wall) của họ một thông điệp ủng hộ người mà chúng ta không hề yêu thích)… nhưng lý do thường xuyên nhất là chúng ta phải “cắt tỉa” bớt những mối quan hệ mờ nhạt để dành trang cá nhân của mình cho một nhóm đối tượng thực sự quan tâm.
Tuy nhiên, hành động “unfriend” ai đó lại có vẻ mang tầm quan trọng hơn thế, đến mức mà chúng thường được thực hiện một cách kín đáo và tuyệt nhiên không hề có một thông báo nào được gửi đến cho “nạn nhân”. Nhưng một khi ai đó phát hiện mình bị “unfriend”, có lẽ đa số đều mang tâm trạng không lấy gì làm vui vẻ, mặc dù họ và người bạn kia hầu như rất ít liên lạc với nhau.
Đa số chúng ta hài lòng với một danh sách bạn bè vào khoảng 37-661 người. Một số người khác có danh sách lên đến hàng nghìn bạn lại cần có chế độ quản lý riêng của họ. Phần lớn họ không thể nào nhớ nổi cũng như trò chuyện hết với số “bạn bè” của mình, nhưng họ có xu hướng coi số lượng bạn bè như một “danh hiệu” thể hiện mức độ “nổi tiếng” và “quen biết rộng” của họ.
Trong tiến hóa, chúng ta đã xây dựng một loạt các tín hiệu cảm xúc nhằm tạo điều kiện thuận lợi khi tham gia tương tác xã hội: ví dụ kiêu ngạo, ghen tị, vị tha, xấu hổ… Và với mỗi cá nhân. những tín hiệu tích cực (cho thấy họ được tôn trọng và có giá trị với các thành viên trong nhóm) chứng tỏ địa vị xã hội của họ cũng quan trọng như thực phẩm, không khí hay nước uống. Còn những tín hiệu tiêu cực (chứng tỏ chúng ta vô giá trị với nhóm) như “kẻ thất bại”, “đống chất thải”, “lãng phí không gian”… sẽ gây ra những cảm xúc khó chịu mạnh mẽ.
Quay trở lại với trường hợp Jennifer Christine Harris phóng hỏa đốt nhà của bạn mình. Chắc chắn không phải chỉ vì Nikki đã “unfriend” cô, mà đó chỉ là cái kết của một câu chuyện dài. Những trận cãi vã nảy lửa và cuối cùng là hành động “unfriend”, khiến cho Jennifer cảm thấy như bị ruồng bỏ, bị biến thành người không quan trọng với bất kì ai. Những hành động kích thích tưởng như ngớ ngẩn ấy lại có thể dẫn con người tới hành động cực đoan (như cố gắng giết người), nó cho thấy tầm quan trọng của những tín hiệu xã hội mà chúng ta tiếp thu được.
Ham muốn được kết nối với xã hội của chúng ta rất bản năng, có nguồn gốc từ thời nguyên thủy. Bởi vậy, chúng ta cảm thấy không thể sống mà thiếu điện thoại di động hay mạng xã hội, vì nó đem lại cho chúng ta sự liên kết với những người khác. Tuy nhiên, bộ não phần lớn vẫn giống thời đồ đá của chúng ta lại khó có thể phân biệt sự khác nhau giữa việc mất đi một người bạn trên thảo nguyên với một người bạn trên Facebook. Bởi thế, mặc dù mang tiếng là “mạng ảo” nhưng hậu quả của nó có thể vẫn rất “đời thực”.
 Năm 2010, trên chương trình “Jimmy Kimmel live” - một talk show trên đài ABC (Mỹ), người dẫn chương trình Kimmel đã kêu gọi lấy ngày 17 tháng 11 hàng năm là ngày “Unfriend” mang quy mô quốc gia, nhằm nhắc nhở mọi người hãy rời xa một chút những mối quan hệ trên mạng xã hội để tập trung vào các mối quan hệ trong đời sống thực của họ.
Nguồn CafeF1